1. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một rào cản đáng chú ý đối với sự gắn bó của nhân viên là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống kém. Bởi dù ở cấp bậc nào, nhân sự cũng cần thời gian rời khỏi văn phòng để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe để có thể trở lại với động lực, tinh thần sảng khoái và hăng hái hơn. Điều này trái ngược với tinh thần làm việc hết mình 9-9-6 của một số tổ chức.
Để thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, các nhà lãnh đạo công ty cần chứng minh bằng hành động. Họ cần có quy định về giờ ra về rõ ràng thay vì bị trói vào bàn làm việc vô thời hạn.
2. Môi trường làm việc độc hại
Đây là nhân tố vô hình bởi nó liên quan trực tiếp tới văn hóa của công ty cũng như quy trình làm việc của doanh nghiệp. Với cương vị lãnh đạo, có thể bạn chỉ đang mong nhân viên làm việc hết mình với công việc. Hoặc có lẽ hệ thống đánh giá nhân viên “xếp và loại” nay đã không còn phù hợp. Nhưng đối với nhân viên, những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những chính sách một chiều sẽ luôn cảm thấy áp lực và thậm chí giảm năng suất làm việc.
Để tăng khả năng gắn bó của nhân viên, xây dựng một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và tích cực là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, quan trọng nhất là sự thấu hiểu đối với các cấp dưới của mình. Ngay lúc này, bạn có thể tiến hành khảo sát nhân viên và các nhóm tập trung.
Tất nhiên, bạn cũng có thể thảo luận các vấn đề trong các cuộc trò chuyện trực tiếp về hiệu suất của mình. Bạn cũng có thể khắc phục môi trường làm việc độc hại bằng cách đón nhận những phản hồi trong tâm thế cầu thị và tìm ra hướng giải quyết để giúp nhân viên tự nhận ra công ty bạn là nơi đáng để gắn bó.
3. Không có ý thức cộng đồng
Công ty có các hoạt động gắn kết nghỉ giữa giờ hay không? Đã bao giờ mọi người cùng tham gia hoạt động ngoại khóa với nhau? Nhân viên của bạn dành 40 giờ một tuần để làm việc và họ dành ít nhất 8 tiếng tại công ty, họ sẽ cần nhiều hơn là một núi công việc và sự im lặng giữa các phòng ban.
Mọi người cần cảm nhận được mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc và chúng ta cần cảm thấy mình là một phần của một nhóm lớn. Đặt câu hỏi liệu bạn có ý thức tốt với cộng đồng tại công ty của mình hay không và kể cả nếu như bạn chỉ là nhân viên hãy tìm cách để gắn kết các nhân sự trong công ty. Bạn có thể cân nhắc đề xuất lên lịch cho các hoạt động xã hội thường xuyên, đặt bữa trưa vào một ngày trong tuần hoặc tổ chức các hoạt động giải lao giữa giờ …
4. Quản lý không tương tác với nhân viên
Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm ảnh hưởng và tác động của một nhà quản lý giỏi đối với sự gắn bó của nhân viên. Để khiến nhân viên gắn bó hơn với tổ chức, các nhà quản lý cần phải liên lạc và giao tiếp thường xuyên để hiểu được những khó khăn hoặc vấn đề nội bộ trước khi mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn.
Giao tiếp với nhân viên là điều mà chúng tôi đặc biệt quan tâm tại HRHientai. Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ phương pháp quản lý hiệu suất liên tục, một hệ thống liên quan đến các cuộc trò chuyện liên tục về hiệu suất. Sự tương tác này sẽ giúp nhân viên xây dựng mối quan hệ bền chặt với người quản lý của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận về điểm mạnh và mối quan tâm về hiệu suất.
Giao tiếp riêng với người một cũng giúp dễ dàng cung cấp phản hồi hiệu quả, điều này cần thiết để cả tổ chức đạt được hiệu suất tối ưu. Các nhà quản lý hiện đại đơn giản không thể là những người độc đoán, xa cách đáng sợ. Họ cần đảm nhận nhiều hơn vai trò của người dẫn dắt (mentor) để đảm bảo nhân viên luôn gắn bó và nhiệt tình với công việc và doanh nghiệp.
5. Nhân viên thiếu cơ hội phát triển
Nếu bạn muốn có những nhân viên năng động, tận tâm và gắn bó, bạn cần đưa ra lộ trình rõ ràng để thăng tiến cá nhân và sự nghiệp, cũng như các cơ hội đào tạo và phát triển liên tục. Cơ hội phát triển là điều mà mọi nhân viên mong muốn ở tổ chức, quan tâm tới vấn đề này minh chứng cho việc bạn đang để ý và đặt nhiều kì vọng vào họ, cùng lúc đó, một nhân viên cũng thấy rằng đây là một môi trường đáng để ở lại học hỏi.
Nếu nhân viên muốn xây dựng chiến lược phát triển sự nghiệp cá nhân, hãy trò chuyện về cách công ty có thể biến điều này thành hiện thực. Nếu có những con đường mà nhân viên có thể theo đuổi để thăng tiến trong công ty, hãy đảm bảo rằng họ biết về những con đường đó.
Nếu bạn bỏ qua sự tiến bộ theo bất kỳ cách nào, nhân viên sẽ cảm thấy họ bị mắc kẹt trong một sự nghiệp bế tắc và trở nên sa sút. Điều này có thể dẫn đến việc một nhân viên không đóng góp nhiều như những gì họ có tiềm năng hoặc một nhân viên sẽ nhảy việc để khám phá cơ hội ở những nơi khác.
6. Nhân viên thiếu rõ ràng về các mục tiêu SMART
Ít nhất, để nhân viên gắn bó, họ cần biết và hiểu rõ mục tiêu của mình. Làm thế nào để họ có thể làm việc hiệu quả và say mê với vai trò của mình khi họ không biết mình mong đợi điều gì? Để chống lại điều này, các mục tiêu SMART cần phải là tâm điểm của quy trình quản lý hiệu suất của bạn. Quá trình thiết lập mục tiêu hợp tác này sẽ đặt nhân viên của bạn vào vị trí của người cầm lái, giúp họ kỷ luật hơn với bản thân.
Thảo luận về điểm mạnh, kỹ năng và niềm đam mê của họ và cho phép họ viết các mục tiêu của riêng mình. Điều này sẽ dẫn đến việc một nhân viên cảm thấy có quyền sở hữu đối với định hướng sự nghiệp của họ. Họ sẽ say mê hơn trong việc thực hiện các mục tiêu mà họ đã đặt ra.
7. Thiếu sự công nhận và khen thưởng của nhân viên
HRHientai tin rằng công nhận nhân viên là yếu tố quan trọng giúp nhân viên cảm thấy mình thuộc về một tổ chức và là một trong những nguyên nhân chính khiến họ muốn gắn bó với công ty. Ngay cả những nhân viên trung thành nhất cũng có thể trở nên mất tinh thần và thất vọng nếu những nỗ lực của họ bị phủ nhận hoặc nhận được sự chú ý. Nếu công ty của bạn chưa có văn hóa khen thưởng xứng đáng cho nhân viên thì bạn cần đề xuất và thay đổi chúng.
Sự công nhận không cần phải là những phần quà giá trị hay phong bì tiền thưởng nhiều số 0. Chỉ đơn giản một lời cảm ơn sẽ giúp nhân sự công ty yêu thứ mình đang làm hơn, cam kết đi chặng đường dài cùng doanh nghiệp.
Chương trình “nhân viên của tháng” là một cách đơn giản để gửi lời cảm ơn đến một nhân viên có thành tích cao. Nếu nhóm của bạn đã vượt quá mong đợi hoặc nỗ lực rất nhiều, bạn có thể cung cấp một bữa ăn trưa miễn phí như một lời tri ân tới họ. Hãy sáng tạo và duy trì thói quen đánh giá đúng và cảm ơn những nhân sự của bạn. Đây không chỉ là cách níu giữ nhân viên giỏi mà còn là một cách để bạn phát triển bản thân với phương diện một nhà lãnh đạo.