HR Hiền tài - Kênh cung cấp nguồn nhân lực nhanh và chất lượng nhất Việt Nam

Làm sao để nổi bật hơn với Thư xin việc

Dễ dàng nhận thấy trừ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, không nhiều bộ phận HR yêu cầu cover letter (thư xin việc/ thư ứng tuyển). Tuy nhiên, đây là cách để giới thiệu bạn với một nhà tuyển dụng tiềm năng.

Đây cũng là cơ hội để tạo ấn tượng ban đầu và giới thiệu chứng minh lý do tại sao bạn xứng đáng nhận được công việc. Hãy xem các mẹo viết thư xin việc này sẽ thuyết phục các nhà quản lý tuyển dụng và các chuyên gia nhân sự gọi cho bạn để phỏng vấn.
Làm sao để nổi bật hơn với Thư xin việc
Làm sao để nổi bật hơn với Thư xin việc

Thư xin việc không phải là CV nhiều chữ

Đừng viết lại CV(sơ yếu lý lịch/ tóm tắt công việc) của bạn. Câu chữ nên làm nhiều việc hơn là trình bày lại các chi tiết nổi bật từ những gì đã có trong CV của bạn. Thư xin việc là nơi bạn nên quảng bá bản thân, mô tả tham vọng và bày tỏ sự quan tâm đối với vai trò mới và tổ chức theo một cách khác biệt.

Một lá thư xin việc cần:
  • Liên quan cụ thể giữa các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn với mô tả công việc và các bằng cấp được yêu cầu.
  • Giải thích lý do tại sao bạn muốn có công việc được đề cập.
  • Cho thấy bạn đã thực hiện nghiên cứu về công ty, bằng cách nhận xét về sứ mệnh hoặc vai trò lãnh đạo chủ chốt của công ty.
  • Kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động (call to action) mời nhà tuyển dụng liên hệ với bạn về cơ hội việc làm.

Sử dụng tiết kiệm câu từ

Trong thời đại 4.0, lượng thông tin đồ sộ gây choáng ngợp cho chúng ta khiến việc đọc các ấn phẩm trở nên chọn lọc hơn. Thư xin việc cũng không ngoại lệ, các nhà quản lý thường ngập đầu trong hàng tá văn bản, vì vậy hãy hành văn không kể lể, đủ ý ưu tiên các chi tiết quan trọng.

Trên thực tế, hãy giữ cho nó ngắn gọn với kết cấu ba đoạn, mỗi phần tập trung vào một loại nội dung riêng:
  • Bắt đầu bằng phần giới thiệu để thể hiện sự nhiệt tình của bạn về vị trí và công ty. Nếu bạn có người giới thiệu, hãy đề cập trong phần này.
  • Phần thân bài là nơi bạn đề cập đến các kỹ năng, thành tích và ưu điểm hàng đầu của mình, đồng thời giải thích lý do tại sao trình độ của bạn liên quan đến vai trò hoặc công ty cụ thể này.
  • Cuối cùng, hãy trình bày lại ngắn gọn cách bạn có thể tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp và không quên cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã cân nhắc. Phần kết cũng cần đề cập rằng họ có thể liên hệ với bạn bằng điện thoại để phỏng vấn.

Điều chỉnh thư xin việc của bạn cho một công việc cụ thể

Đừng sử dụng một mẫu thư xin việc duy nhất cho tất cả các vị trí mà bạn ứng tuyển bởi chỉ một bức thư nhắm đến công việc hiện tại mới tạo được phản hồi tích cực.

Đề cập trong cover letter các yếu tố của công việc phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn. Họ yêu cầu điều gì mà bạn đặc biệt giỏi? Điều gì sẽ làm cho đóng góp của bạn trở nên phù hợp? Đó là những điểm cần nhấn mạnh khi viết thư xin việc.

Cũng quan trọng không kém, hãy dẫn chứng kinh nghiệm của bạn qua các dữ kiện và số liệu. Ví dụ: nếu bạn đang đăng ký vai trò kế toán trưởng, hãy đề cập đến quy mô của các nhóm và ngân sách bạn đã quản lý. Nếu đó là vai trò bán hàng, hãy mô tả các mục tiêu bán hàng cụ thể mà bạn đã đạt được.

Ngoài việc làm nổi bật tài năng của mình, bạn có thể cá nhân hóa hơn nữa thư xin việc của mình bằng cách thể hiện sự quen thuộc của bạn với lĩnh vực cụ thể, nhà tuyển dụng và loại vị trí.

Hãy tự hào về những thành tích trong quá khứ của bạn

Các công ty muốn có những nhân viên tự tin và yêu thích công việc của họ. Họ biết đây là những người có xu hướng hoạt động tốt hơn, đóng vai trò là thành viên trong nhóm mạnh mẽ hơn và có nhiều tiềm năng phát triển hơn cùng với doanh nghiệp. Thu hút sự chú ý đến các dự án bạn đã thực hiện khiến bạn trở thành ứng viên lý tưởng và đừng ngần ngại khoe khoang một chút về những thành tích của mình. 

Hãy thêm một danh sách đầu dòng, miễn là bạn không sao chép CV của mình, những số liệu đi kèm thành tích quan trọng trong công việc hoặc dự án làm được tại đại học qua các con số. VD: Bạn có tăng doanh thu bằng cách xác định khoản tiết kiệm thuế trị giá 50.000 đô la một năm, giành được sáu giải thưởng thiết kế, tăng gấp bốn lần lượt theo dõi trên mạng xã hội của công ty không? Đây là nơi để đề cập đến nó.

Chắc rằng nhà tuyển dụng và trưởng bộ phận là người đọc nó

Hãy gửi thư xin việc cho người thực sự đang tuyển dụng cho vị trí đó, trái ngược với Kính gửi nhà tuyển dụng. Nếu nó không được viết rõ trong tin tuyển dụng và bạn không thể tìm thấy nó trên LinkedIn, hãy chủ động gọi đến số điện thoại chính của tổ chức và hỏi tên và chức danh của người quản lý tuyển dụng.

Nếu bạn vẫn đang đi học hoặc mới ra trường, văn phòng dịch vụ nghề nghiệp của bạn có thể giúp bạn xác định người liên hệ phù hợp tại một công ty.

Trong quá trình viết, hãy xem xét cẩn thận quảng cáo tuyển dụng để biết loại bằng cấp yêu cầu, số năm kinh nghiệm cần thiết, các kỹ năng phần mềm mong muốn, khả năng tổ chức và giao tiếp cũng như nền tảng quản lý dự án.

Tránh những điều 'không nên' khi viết thư xin việc

  • Đừng chia sẻ quá đà: Bám sát vào các sự kiện thích hợp và lược bỏ các chi tiết cá nhân không liên quan đến khả năng thực hiện công việc của bạn.
  • Đừng quá tự cao về bản thân: Các nhà tuyển dụng mong đợi các ứng viên sử dụng thư xin việc để tự trình bày thế mạnh. Thay vì khoe khoang về việc trở thành “nhà thiết kế UX giỏi nhất vịnh Bắc Bộ” hoặc “vị thần bán hàng”, hãy cung cấp thông tin cụ thể qua các con số chứng minh.
  • Đừng đưa ra yêu cầu: Việc nêu ra các yêu cầu về tiền lương trước khi bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc video là điều vừa tự phụ vừa mang tính phiến diện. Tương tự như việc đòi hỏi đặc quyền và phúc lợi từ công ty quá sớm.
  • Làm theo hướng dẫn: Nhà tuyển dụng thường cung cấp các hướng dẫn cụ thể trong quảng cáo tuyển dụng, chẳng hạn như gửi sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn ở một định dạng tệp nhất định hoặc đề cập đến chức danh công việc hoặc số yêu cầu. Trước khi bạn tải lên bức thư của mình hoặc nhấn nút gửi, hãy đọc lại tin tuyển dụng để đảm bảo rằng bạn đã làm tất cả những gì nhà tuyển dụng yêu cầu để bạn không giơ cờ đỏ.

Đọc lại công việc của bạn

Cuối cùng, hãy đọc lại thư xin việc của bạn. Sau khi bạn đã lập luận chặt chẽ cho công việc của mình và đánh bóng lại bức thư của bạn lần cuối, hãy nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình có kinh nghiệm về chính tả và kỹ năng ngữ pháp, dấu câu và chính tả tốt để xem xét lại. 

Tác giả: seo.admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây