“Phê bình” là điều không ai muốn gặp phải trong công việc hay cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Là con người, ai cũng có mặt xấu của mình, và đôi khi khi không phải ai cũng chấp nhận được điều đó. Chúng ta cần lắng nghe, tiếp nhận góp ý từ những người xung quanh, học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ.
Lắng nghe lời phê bình
Lắng nghe là một kỹ năng, lắng nghe lời phê bình, là nghệ thuật. Lắng nghe lời phê bình không chỉ là lắng nghe, nó đòi hỏi sự tập trung, chủ động trong cuộc trò chuyện, cũng như kết hợp cũng các kỹ năng khác của bản thân.
Lắng nghe khó, nhưng lắng nghe lời phê bình khó hơn rất rất nhiều, không ai muốn nghe một lời phê bình về bản thân cả. Dù trong cuộc sống hay công việc, chấp nhận và lắng nghe lời phê bình là rất khó, mọi người đều có sự tự ái, và chúng ta hay khuếch đại sự tự ái thành tự trọng. Dẹp bỏ sự tự ái, nhìn thẳng vào những lỗi sai, bạn sẽ trang bị được kĩ năng chấp nhận lời phê bình, lắng nghe và học họi.
Đừng đổ lỗi
Đổ lỗi thì rất đơn giản, nhưng nếu chỉ xử lí như vậy thì có thể lần sau bạn vẫn sẽ làm như thế. Nếu những sai sót vẫn cứ lặp đi lặp lại như vậy, thất bại sẽ đến với bạn một lần nữa. Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai, hay thậm chí là chính bản thân mình.
Việc đổ lỗi là hoàn toàn không cần thiết trong quá trình sửa lỗi. Đôi khi lỗi có thể đến từ các bên khác mà đến khi vào khâu của bạn làm thì nó mới bộc lộ ra vấn đề, nếu cứ đổi lỗi cho những bên đó, bạn đang đánh mất thời gian quý báu của chính mình trông công việc đi tìm kiếm lỗi sai.
Hãy tập trung vào những điều có thể cải thiện tình hình. Điều này có thể hướng bạn đến với những cảm giác tích cực hơn.
Tìm ra giải pháp
Trong môi trường công việc, cùng nhau đề ra giải pháp là phương án giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Hãy tích cực đưa ra ý kiến cá nhân, dặt câu hỏi cho đối phương.
Dựa trên những gì bạn và đồng nghiệp chia sẻ, mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Nếu đồng nghiệp vẫn không đồng ý với hướng giải quyết của bạn, hãy lắng nghe và đưa ra lựa chọn hợp lý.
Tránh những câu nói tiêu cực
Ai cũng từng gặp những người thường xuyên phát ngôn rất tiêu cực, mang theo năng lượng xấu, ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của người khác, hãy lưu ý để tránh vô tình lặp lại sai lầm của họ.
Tránh những lời nói khó nghe, “khẩu xà tâm phật” có thể đúng với một, hai lần, nhưng nhiều thì không. Nếu lần nào cuộc trò chuyện cũng mang giọng điệu chê bai, khích bác, họ sẽ đánh giá khác về bạn. Đừng bao giờ mang năng lượng xấu trong các câu nói của bạn, đừng nói những lời không có thật, điều này sẽ gây ra rất nhiều sự tiêu cực mà bạn không ngờ tới trong môi trường làm việc.
Sẵn sàng nói lời xin lỗi – Kỹ năng cuối cùng và là quan trọng nhất
Trên thực tế, nói lời xin lỗi là vô cùng khó với một số người, không phải ai cũng đủ “can đảm” để nói lời xin lỗi. Nói lời xin lỗi kịp thời để không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ đang có không phải là điều đơn giản.
Kỹ năng nói lời xin lỗi là một nghệ thuật, nghệ thuật trong ứng xử lẫn duy trì mối thâm tình. Chân thành và đừng vội vã, đó là những gì mà mình chia sẻ với các bạn ở thời điểm hiện tại, xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm mà bạn đã gây ra. Do đó, đừng ngần ngai nhận lỗi để hoàn thiện bản thân.
Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận lời phê bình sẽ luôn giúp ích cho bạn trong cuộc sống, không ai hoàn hảo ở tất cả mọi mặt, ai cũng có khuyết điểm, nhưng không phải ai cũng nhận ra khuyết điểm của bản thân. Hãy học hỏi từ những lời phê bình, lời phê bình sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.