Nhiều người tìm đến bạn để nhờ vả không có nghĩa là bạn được yêu quý hay bạn “được việc”, có thể bạn đang là đối tượng bị lợi dụng đấy!
Cùng HRhientai tìm hiểu 5 dấu hiệu trong bài viết dưới đây để xem mình có thuộc diện “bị bắt nạt công sở” không để cách xử lý kịp thời nhé!
Nếu ngày nào bạn cũng quen thuộc với công việc chạy văt, những câu nhờ vả pha cà phê, lấy đồ, … dù không phải việc của mình. Bất kể là bạn đang bận hoặc đang lười mà vẫn “vâng, để em làm cho” thì bạn đang dễ dãi và biến mình trở thành chân chạy vặt đích thực đó. Đừng khiến đồng nghiệp nghĩ mình là một người để sai vặt, mạnh dạn nói “không” với những điều bạn không thích và dành thời gian đó tập trung vào việc của mình.
Sai thì nhận lỗi là đúng, tuy nhiên chỉ cần người khác không hài lòng điểm gì đó, là ngay lập tức nói xin lỗi theo phản xạ thì bạn nên xem lại mình ngay. Bạn không phải sinh ra để làm hài lòng tất cả mọi người, lời xin lỗi cũng giống như lòng tốt, cần phải được đặt đúng chỗ bạn nhé!
Khi bạn làm tốt và được khen ngợi, hãy ngừng nói những câu như “Do ăn may ý mà”. Bạn phải trân trọng thành tự của mình thì người khác mới công nhận và coi trọng bạn. Vậy nên, hãy tự tin tận hưởng lời khen đúng chỗ bạn nhé!
Mỗi khi có cuộc họp, mọi người bàn luận các phương án, đóng góp ý tưởng thì bạn lại chọn cách ngồi im một chỗ đợi kết quả mà không tham gia góp ý. Có thể là bạn ngại ngùng, sợ sai, hay không có ý tưởng nhưng theo thời gian, điều này khiến sếp và đồng nghiệp không còn hỏi ý kiến bạn nữa, hậu quả là bạn sẽ trở thành người mất tiếng nói và không được tôn trọng ở công ty.
Ai nói gì bạn cũng đồng ý, hùa theo, không có chính kiến riêng thì nguy cơ bạn sẽ bị dắt mũi là rất cao. Hãy tập cho bản thân khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích đúng sai trước khi mở miệng. Thà nói ít mà chất bạn nhé!
Đừng chần chừ mà hãy sửa ngay tính cách khi bạn có 5 dấu hiệu trên đây để bạn có thể học hỏi nhiều hơn. Qua đó có đóng góp tạo giá trị bản thân hơn trong công ty nhé.
Tác giả: content
Ý kiến bạn đọc