Thuyết trình trước đám đông có thể là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người, nhưng cũng là một hoạt động phổ biến trong cả giáo dục và môi trường công việc. Kỹ năng thuyết trình không chỉ là một trở ngại đáng sợ, mà còn là một "vũ khí" mà ai cũng muốn có. Trong bài viết sau chúng ta sẽ khám phá 10 cách vượt qua nỗi sợ và trở thành một người thuyết trình tự tin.
Phát biểu trước đám đông là một trong những nỗi sợ hãi lớn của nhiều người. Trong nội dung dưới đây, HR Hiền Tài sẽ chia sẻ tới bạn 10 cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông để trở nên chuyên nghiệp và thu hút hơn.
Tự tin là chìa khóa thành công. Để rèn kỹ năng thuyết trình, hãy thay đổi suy nghĩ về mình. Tin tưởng rằng bạn có khả năng tỏa sáng trên sân khấu. Không ai phán xét bạn ngoài bản thân bạn. Hãy tin rằng bạn có thể và tự tin với những gì đã chuẩn bị. Với nụ cười tươi, khán giả sẽ lắng nghe những gì bạn muốn truyền đạt.
Biến khán giả trở thành người quen để giảm cảm giác xa cách. Tìm hiểu về thính giả trước buổi thuyết trình để thấu hiểu họ. Hãy biết ai là đối tượng nghe và tìm hiểu nhu cầu của họ. Dù chỉ trong một ngày, nhưng thông tin trước đó sẽ giúp bạn tạo cảm giác thân thuộc và tương tác dễ dàng hơn.
Kỹ năng thuyết trình bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Hãy chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng để tự tin khi lên sân khấu. Biết rõ mình cần nói gì và trình tự thuyết trình. Xác định mục tiêu và lợi ích cho người nghe và tìm hiểu các tài liệu liên quan.
Tránh đọc kịch bản khi thuyết trình. Ghi chú những ý chính và tập nói dựa trên đó. Hiểu rõ nội dung và trình tự, sẽ giúp bạn tự tin và dễ ghi nhớ. Mang theo tấm giấy ghi chú thay vì kịch bản. Nói tự nhiên và thú vị như đang chia sẻ.
Luyện tập thường xuyên để trau dồi kỹ năng thuyết trình. Điều này sẽ đem lại buổi thuyết trình suôn sẻ và giúp phát hiện lỗi sai của mình.
Kết hợp những điều cần nói với một chút hài hước thông minh làm tăng tính sinh động cho bài thuyết trình. Lồng ghép câu chuyện liên quan để thu hút và cảm thông hơn. Sự tò mò của người nghe sẽ giúp họ muốn nghe thêm.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để làm bài thuyết trình tự nhiên, hấp dẫn và sôi động hơn. Cử chỉ linh hoạt, ánh mắt tương tác và gật đầu tự tin giúp kết nối với khán giả. Tuy nhiên, không lạm dụng để tránh làm sao nhãng lời nói và làm khó chịu người nghe.
Lôi kéo sự chú ý từ đầu bằng một màn mở đầu thú vị, có thể là câu chuyện, âm thanh, hình ảnh hoặc video. Sử dụng con số ấn tượng hoặc trích dẫn nổi tiếng cũng hiệu quả. Kết thúc bài thuyết trình chuyên nghiệp và ghi nhớ bằng cách tóm tắt và nhấn mạnh thông tin quan trọng.
Đừng chỉ tập trung vào những gì mình nói mà hãy để ý đến thái độ và phản ứng của khán giả. Chú ý đến cảm xúc của họ, quan sát xem liệu họ có đang bối rối trước những gì mình nói hay có vẻ đang thắc mắc điều gì không. Nếu có hãy làm rõ ngay và điều chỉnh bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng như giọng nói hay ngôn từ.
Đặc biệt, sau khi thuyết trình xong, nếu có thể hãy thu thập góp ý từ người nghe. Tìm hiểu xem họ cảm thấy như thế nào về bài nói của bạn, lắng nghe và cải thiện những điểm hạn chế. Đây là bước quan trọng để kỹ năng thuyết trình của bạn ngày một tiến bộ hơn.
Một phương pháp luyện tập kỹ năng thuyết trình hữu hiệu là xem các bài thuyết trình mẫu và bắt chước. Bạn không nhất thiết phải “copy” như một cái máy toàn bộ cử chỉ, phong thái hay giọng điệu của ai đó. Hãy học hỏi cái hay từ họ và kết hợp với nét riêng của bạn để tạo nên một phong cách thuyết trình của riêng mình.
Có thể nói, phỏng vấn thuyết trình là một phương thức kiểm tra toàn diện một ứng viên tiềm năng. Tại đó, bạn có cơ hội để thể hiện kỹ năng thuyết trình, khả năng thuyết phục, cách biểu đạt và sự tự tin, cũng như cả năng lực, lẫn tư duy nghề nghiệp mà bạn đang có.
Không luyện tập trước buổi thuyết trình
Trang phục không phù hợp hoặc quá gò bó
Nhìn vào giấy và đọc thay vì dùng outline
Lạm dụng slide thuyết trình
Không tương tác với người nghe
Nói lan man, không có trọng tâm, không điểm nhấn
Mở đầu và kết thúc một cách nhàm chán
Có những cử chỉ không hay trong khi nói
Không chú ý đến người nghe
Một bài thuyết trình hiệu quả không nằm ở giọng nói truyền cảm hay slide thuyết trình đẹp mắt. Điều quan trọng là sau khi kết thúc là những thông tin hữu ích có đọng lại trong đầu người nghe hay không.
Kỹ năng thuyết trình không giúp bạn trở thành một người giỏi ăn nói nhưng nó chắc chắn giúp bạn mỗi khi nói sẽ có người lắng nghe chân thành. Vì vậy bạn nên trau dồi kỹ năng này, để nó không còn là điểm yếu hay trở ngại trong công việc, học tập, và cuộc sống của bạn.
Tác giả: seo.admin
Ý kiến bạn đọc