Chỉ vừa mới làm quen và thích nghi với môi trường ở Đại học, các bạn sinh viên năm nhất nay lại đối mặt với “áp lực đồng trang lứa”.
Nhiều bạn sinh viên ngay khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học đã bắt đầu kiếm việc làm, không chỉ tự kiếm thêm thu nhập mà còn có định hướng nghề nghiệp riêng. Điều này vô hình chung trở thành áp lực cho bộ phận các bạn sinh viên khác, các bạn cũng có suy nghĩ muốn tìm việc, tuy nhiên lại không biết viết gì trong CV khi chưa có kinh nghiệm.
Cùng HRhientai chia sẻ 3 bước CV cho sinh viên năm nhất chưa có kinh nghiệm thuyết phục nhà tuyển dụng.
Ngoài kinh nghiệm làm việc, con người chính là yếu tố cốt lõi trong tuyển dụng. Nhà tuyển dụng khi đọc CV sẽ thường chú ý đến đểm mạnh, điểm độc đáo để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Và ứng viên nào thể hiện được những điều trên sẽ được chú ý hơn.
Thấu hiểu bản thân chính là những gì bạn cần làm trước khi viết CV.
Lúc này, bạn cần hiểu về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu và phong cách làm việc cũng như quan điểm trong công việc. Từ những hiểu biết về giá trị của bạn thân, bạn sẽ thể hiện được sự phù hợp của mình đối với công việc, và giá trị bản thân có thể đem lại cho doanh nghiệp.
Bạn có thể xác định khả năng của mình bằng cách: Nhìn lại những công việc mình từng làm, tự đánh giá kết quả công việc từ đó rút ra điểm mạnh - yếu, khách quan hơn thì nên tham khảo ý kiến bạn bè, đồng thời liên kết với sở thích để hiểu rõ hơn bản thân mình nhé!
JD là từ viết tắt của Job Description, nghĩa là Mô tả công việc, thường gồm hai phần chính là Trình độ công việc và Nhiệm vụ công việc. Đây là bản tài liệu mà nhà tuyển dụng thể hiện những yêu cầu và mong muốn ở ứng viên. Vậy nên, hiểu rõ và biết cách khai thác JD sẽ giúp CV của bạn dễ “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Một CV ấn tượng và thu hút không nhất thiết phải là một CV có thật nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng cũng có thể ấn tượng với một CV có sự đầu tư, chỉn chu cả về nội dung và hình thức. Vậy nên hãy chú ý những điều sau khi viết CV.
Bạn nên sắp xếp thông tin đúng thứ tự bởi khi chưa có kinh nghiệm, ta nên sắp xếp nhưng thứ ta đã có như “Học vấn” lên trước để làm nổi bật chúng. Bao gồm:
Ví dụ: "Tham gia dự án A" thay bằng "Là nhân sự của dự án A, tiếp cận với hơn 3000 người và gây quỹ thành công 30 triệu đồng".
Xem thêm: Trái mà không trái: Cách viết CV trái ngành
Hy vọng, chia sẻ của HRhientai sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên năm nhất giải quyết những khó khăn trong quá trình viết CV của mình. Chúc bạn thành công và kiếm được công việc phù hợp mong muốn.
Tác giả: content
Ý kiến bạn đọc