HR Hiền tài - Kênh cung cấp nguồn nhân lực nhanh và chất lượng nhất Việt Nam

6 chiếc mỹ tư duy: Khái niệm, đặc điểm và phương pháp

"6 chiếc mũ tư duy" là phương pháp được TS. Edward de Bono sáng tạo vào năm 1980 và chia sẻ trong cuốn sách "6 Thinking Hats" năm 1985. Từ khi ra mắt, phương pháp này đã trở nên phổ biến nhanh chóng nhờ tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau.

6 chiếc mỹ tư duy: Khái niệm, đặc điểm và phương pháp
6 chiếc mỹ tư duy: Khái niệm, đặc điểm và phương pháp

Khái niệm về phương pháp "6 chiếc mũ tư duy"

Phương pháp "6 chiếc mũ tư duy" là một hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa trên các quan điểm và góc nhìn khác nhau. Bằng cách sử dụng 6 chiếc mũ (trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lá cây và xanh dương), phương pháp này đại diện cho 6 quan điểm (dữ liệu, trực giác, tiêu cực, tích cực, sáng tạo và tổng quát) để đánh giá và chia sẻ ý kiến về cùng một vấn đề.

Trong công việc, tư duy đa chiều là cần thiết cho mọi người, đặc biệt là từ cấp quản lý trở lên như Giám đốc, Trưởng bộ phận hoặc Chi nhánh. Nếu bạn tự tin và hiểu rõ về phương pháp này cùng với năng lực cá nhân, bạn dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp.

Đặc điểm của phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”

Phương pháp 6 Chiếc mũ tư duy là một công cụ đơn giản và hiệu quả, giúp xử lý các vấn đề một cách toàn diện bằng cách tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chúng. Mỗi chiếc mũ có một màu sắc khác nhau và đại diện cho một góc nhìn hoặc quan điểm khác nhau về vấn đề, việc áp dụng phương pháp này cũng giúp nâng cao và cải thiện kỹ năng tư duy sáng tạo và khám phá ý tưởng mới.

Mũ trắng (Fact)

Chiếc mũ màu trắng đại diện cho tư duy dựa trên dữ liệu thực tế và thông tin có căn cứ, khách quan, lý trí. Người đội mũ màu trắng sẽ đưa ra ý kiến dựa trên những dữ liệu như doanh thu, số lượng khách hàng, tỷ lệ nghỉ việc, tỷ lệ tuyển mới... trong tháng. Họ không đưa ra ý kiến hoặc bình luận từ góc độ cá nhân của mình.

Các câu hỏi nên sử dụng:

  • Mọi người đã có những thông tin gì về vấn đề này?

  • Những thông tin nào liên quan trực tiếp đến vấn đề đang xem xét?

  • Liệu chúng ta đã bỏ sót những thông tin, dữ liệu nào?

Mũ đỏ (Feelings)

Ngược lại với mũ trắng, người đội mũ đỏ tập trung vào tư duy dựa trên trực giác và cảm tính. Bạn chỉ cần dựa hoàn toàn trên cảm xúc của mình để đánh giá sự việc mà không cần bất kỳ dữ kiện thực tế hoặc lý luận chứng minh nào. Với phương pháp tư duy theo mũ đỏ, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu suy nghĩ và những phản ứng của người khác.

Các câu hỏi nên sử dụng khi tư duy mũ đỏ:

  • Mình có thích vấn đề hoặc giải pháp này không?

  • Cảm giác hiện tại của mình là gì?

  • Trực giác mách bảo mình nên làm gì?

Mũ đen (Cautions)

Chiếc mũ màu đen đại diện cho tư duy phân tích và tìm ra các rủi ro, lỗi sai, sự bất hợp lý...trong vấn đề được thảo luận. Tư duy mũ đen hợp lý khi bạn muốn xác định các điểm yếu trong cách giải quyết của mình hoặc khi muốn phân tích mức độ rủi ro của dự án. Dựa trên thông tin thu thập được, bạn có thể điều chỉnh hoặc lên kế hoạch dự phòng để không ảnh hưởng đến công việc.

Các câu hỏi nên sử dụng:

  • Các rủi ro khi thực hiện dự án này là gì?

  • Khó khăn gặp phải khi triển khai là gì?

  • Công ty/Phòng ban/Mình sẽ gặp nguy cơ tiềm ẩn nào?

Mũ vàng (Benefits)

Mũ vàng đại diện cho tư duy tích cực nhất trong 6 loại mũ. Khi bạn đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ thể hiện ý kiến và phát biểu mang tính lạc quan, tích cực, hy vọng nhằm tạo động lực và niềm tin cho công ty và người nghe. Tư duy lạc quan này giúp bạn và đồng nghiệp tự tin hơn và không bỏ qua cơ hội có thể có trong quá trình triển khai dự án.

Dưới đây là một số câu hỏi nên sử dụng khi áp dụng tư duy mũ vàng:

  • Kết quả chúng ta sẽ đạt được khi tiến hành dự án/điều này là gì?

  • Góc nhìn tích cực của vấn đề này là gì?

  • Chúng ta sẽ thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu?

Mũ xanh lá cây (Creativity)

Mũ xanh lá cây biểu trưng cho tư duy sáng tạo trong danh sách 6 loại mũ tư duy. Người đội chiếc mũ này cần tư duy theo hướng mới mẻ, chưa từng được đề cập, để giải quyết vấn đề. Tư duy này có thể dẫn đến các giải pháp hiệu quả hoặc không, tuy nhiên không nên bỏ qua để đa dạng hóa các giải pháp và rèn luyện khả năng sáng tạo, tránh rơi vào cách làm cũ kỹ.

Dưới đây là một số câu hỏi áp dụng khi sử dụng mũ xanh lá cây:

  • Có cách nào khác để thực hiện không?

  • Nếu thay đổi, liệu có cách nào tối ưu hơn không?

  • Ai đã thử phương pháp này trước đây?

Mũ xanh dương (Process, Control)

Mũ xanh dương trong danh sách 6 loại mũ tư duy đóng vai trò quản lý và điều phối các mũ khác. Người đội chiếc mũ này thường là chủ tọa trong cuộc họp hoặc thảo luận, có nhiệm vụ tiếp nhận và phân tích các ý kiến được đưa ra, sau đó đưa ra quyết định cuối cùng.

Dưới đây là các câu hỏi nên áp dụng khi sử dụng mũ xanh dương:

  • Chúng ta họp lại với mục đích gì?

  • Chúng ta cần thống nhất những quy tắc nào?

  • Thứ tự phát triển của những người đại diện cho từng loại mũ là như thế nào?

  • Ai là người tóm tắt và thu thập mọi ý kiến?

  • Kết quả đạt được sau cuộc họp là gì?

  • Khi nào là thời điểm để bắt đầu hành động?

  • Liệu thông tin hiện tại đã đủ để giải quyết vấn đề chưa?

Nguyên tắc của phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”

Theo chia sẻ của TS. Edward de Bono, để áp dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy một cách hiệu quả, bạn cần định giá vấn đề bằng cách giả định mình đội từng chiếc mũ và sử dụng mỗi chiếc mũ để tư duy theo một cách riêng biệt. Với mỗi chiếc mũ, đại diện cho một hình thức tư duy khác nhau. 

Do trong 6 chiếc mũ có 3 cặp mũ đối lập, tương ứng với các khía cạnh khác nhau trong quá trình ra quyết định. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng để tư duy đồng thời:

  • Cặp Trắng - Đỏ: Tư duy theo lý trí và cảm xúc

  • Cặp Đen - Vàng: Tư duy theo hướng bi quan và lạc quan

  • Cặp Xanh lá cây - Xanh dương: Tư duy theo sự sáng tạo và nguyên tắc

Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là phương pháp đã được nhiều tổ chức lớn trên thế giới phát triển và giảng dạy. Qua bài viết trên đây, bạn có thể tìm hiểu và ứng dụng nó vào trong công việc cũng như cuộc sống.

Tác giả: seo.admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây