JD hay còn gọi là bản mô tả công việc, chính điểm chạm đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Vậy cụ thể JD bao gồm những thông tin gì, và đâu là thông tin bạn nên cân nhắc tìm hiểu kỹ trước khi đồng ý lời mời từ nhà tuyển dụng? Cùng HRhientai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
JD là viết tắt của từ Job Description, hiểu đơn giản là một bản bao gồm mô tả các công việc, chức năng và nhiệm vụ cần hoàn thành của vị trí ứng tuyển. JD giúp nắm bắt mục tiêu công việc của một người trong cấu trúc hoạt động doanh nghiệp để có phương án sắp xếp, quản trị phù hợp với vị trí này.
Những tranh cãi trong việc “ mô tả công việc ghi A, nhưng khi làm thì làm từ A-Z” là vấn đề không còn xa lạ trong cộng đồng tuyển dụng. Điều này khiến không ít ứng viên bất mãn khi vào làm thực tế phát sinh quá nhiều việc ngoài JD ban đầu, thậm chí họ từ chối thực hiện những nghĩa vụ ngoài mong đợi đó.
Để tránh những mâu thuẫn không đáng có và giúp bạn minh bạch về công việc, trách nhiệm của mình, ngay từ đầu hãy làm rõ từng yêu cầu trong JD với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể chi tiết về việc mình cần làm và những kỹ năng công việc yêu cầu.
Bạn có thể tham khảo thêm 9 từ khóa trong tuyển dụng bạn cần biết tại đây: https://hrhientai.com/news/tin-tuc/9-tu-khoa-trong-tuyen-dung-ban-can-biet-256.html
Ví dụ:
Trong JD của vị trí Digital Marketing Executive được viết “Đo lường hiệu quả các hoạt động thúc đẩy bán hàng online”. Bạn hãy hỏi nhà tuyển dụng về việc đo lường sẽ được thực hiện trên Google Analytics hay nền tảng nào, bạn sẽ làm một mình và báo cáo cấp trên hay sẽ làm chung team với ai, v.v…
Cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng, hãy làm rõ mục tiêu của tổ chức trong thời gian nhất định. Bởi công việc thực tế có thể linh hoạt miễn là phù hợp nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra.
Tác giả: content
Ý kiến bạn đọc