HR Hiền tài - Kênh cung cấp nguồn nhân lực nhanh và chất lượng nhất Việt Nam

5 Red Flag của ứng viên nhà tuyển dụng cần lưu ý

Tuyển dụng sai lầm gây ảnh hưởng đến năng suất, thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

5 Red Flag của ứng viên nhà tuyển dụng cần lưu ý
5 Red Flag của ứng viên nhà tuyển dụng cần lưu ý

Vậy làm thế nào để không gặp phải tình trạng này? Hãy cùng HRhientai tìm hiểu 5 dấu hiệu “đáng cảnh báo” của ứng viên để nhà tuyển dụng luôn có những quyết định đúng đắn.

Không có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Ứng viên không hề có bất kỳ sự chuẩn bị nào cho buổi phỏng vấn, mơ hồ về những yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng đã yêu cầu (dù đã được cung cấp đầy đủ thông tin trên tin tuyển dụng), thậm chí những thông tin cơ bản nhất về công ty cũng không rõ ràng. Đặc biệt khi được nhà tuyển dụng hỏi thì ứng viên luôn lan man không thể hiện được kỹ năng trong công việc. Những điều trên chứng tỏ ứng viên của bạn thiếu chuyên nghiệp và không thật sự quan tâm đến công việc này.

Thiếu tôn trọng với sếp cũ

Ứng viên không ngừng than vãn và nói xấu sếp cũ công ty cũ, để từ đó nói lên mong muốn của mình ở công ty mới chính là một “tín hiệu” cho nhà tuyển dụng cần xem xét thật kỹ càng. Thay vì cảm thấy những điều công ty cũ làm là sai trái, ứng viên có thể coi đó là những trải nghiệm mang lại nhiều giá trị, bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Khi ứng viên mắc sai lầm khi nói xấu sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ với bạn thì cũng có khả năng người mà ứng viên nói xấu có mối quan hệ với bạn, hoặc trong trường hợp ứng viên đó trúng tuyển, họ cũng có khả năng thể làm vậy với công ty mới nếu họ nghỉ việc sau này.

Đồng thời, khi ứng viên đổ lỗi những điều xấu về sếp cũ, thì có khả năng ứng viên khó có khả năng cộng tác tốt với người khác. Hãy xác định rằng, bạn khó thể nào tin tưởng, kỳ vọng và chấp nhận một ứng viên như vậy tại nơi làm việc. Cân nhắc nhé!

Nhảy việc nhiều lần trong năm

Khi một ứng viên có lịch sử nhảy việc khá nhiều thì khả năng cao ứng viên sẽ sớm rời bỏ bạn mà đi. Cũng có trường hợp ứng viên thiếu may mắn do gặp phải công ty phá sản hay sếp không tốt.

Nếu CV ứng viên có kỹ năng ấn tượng thì bạn hãy tiếp cận ứng viên sau khi so sánh chi phí cơ hội với chi phí thực tế. Nếu ứng viên nêu được lý do nhảy việc thuyết phục và bạn quyết định chọn ứng viên. Bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro ứng viên tiếp tục nhảy việc trong tương lai .

Phản hồi chậm hoặc quên phản hồi

Ứng viên hay quên hoặc phản hồi chậm cũng là một dấu hiệu họ không quan tâm nhiều đến công việc này. Họ thiếu sự quyết đoán hoặc đang có nhiều sự lựa chọn nên họ đang cân nhắc và tìm lí do để trì hoãn.

Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mất thời gian đôi chút nhưng đây có thể là cơ hội tốt để bạn xem xét những ứng cử viên mới tiềm năng đang tìm việc của công ty bạn và phù hợp với công việc mà bạn đăng tin ứng tuyển.

Lười biếng và thiếu tính thiết thực

Các ứng viên lười biếng và thiếu tính thiết thực cũng là đối tượng mà nhà tuyển dụng nên loại sớm. Bởi với những ứng viên có tính cách như trên họ sẽ khó có thể làm việc lâu dài ở công ty. Để nhận biết các ứng viên dạng này không khó, hãy đưa ra các câu hỏi tình huống nếu phải làm thêm, tăng ca và xem biểu hiện của họ. Thường thì các ứng viên lười biếng sẽ tỏ thái độ khó chịu, không hài lòng hoặc ậm ừ cho qua…

Trên đây là 5 dấu hiệu cơ bản mà nhà tuyển dụng cần biết để tránh những ứng viên có dấu hiệu “red flag” ngay trong quá trình phỏng vấn. Nắm chắc những điều này sẽ giúp cho các bạn tìm kiếm những ứng cử viên tiềm năng thật sự, góp sức cống hiến cho công ty của mình.

Tác giả: content

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây