Bạn đã đi phỏng vấn rất nhiều nhưng lần nào cũng như lần đầu tiên? Bạn không biết làm cách nào để giảm bớt những lo lắng có khả năng khiến cuộc phỏng vấn của mình không đạt kết quả như mong đợi?
Hãy cùng HRhientai bỏ túi những tips cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn để tạo được ấn tượng tốt nhất và gia tăng cơ hội nhận việc nhé!
Đây là việc bạn cần làm ngay khi nhận mô tả công việc, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ vị trí và công ty bạn ứng tuyển để đánh giá liệu đây có phải là lựa chọn đúng đắn. Việc này giúp bạn dễ dàng đặt câu hỏi về vị trí cho nhà tuyển dụng, cũng như trả lời trôi chảy những câu mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Ví dụ: “Bạn đã tìm hiểu về công ty chưa?”, “Bạn biết gì về công ty?”, hay “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”. Một khi đã có tìm hiểu, những câu hỏi cơ bản này chắc chắn sẽ không làm khó bạn.
Trang phục lịch sự là cách dùng để ghi điểm nhanh chóng và dễ dàng nhất. Chỉ cần bạn đến với một bộ trang phục lịch sự, được là phẳng và mái tóc gọn gàng. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà tuyển dụng coi đây là tiêu chí đánh giá thái độ của bạn có chuyên nghiệp hay không và thậm chí là quan trọng hơn cả trình độ chuyên môn của bạn.
Ấn tượng đầu tiên chắc chắn bạn đã nổi bật hơn những ứng viên khác. Bạn có thể tìm hiểu tính chất công việc cũng như văn hoá công ty ưa chuộng sự truyền thống như tài chính, kế toán,... hay năng động như maketing, làm đẹp,... mà lựa chọn trang phục sao cho lịch sự phù hợp.
Dù bạn đã gửi thư xin việc và các hồ sơ qua email từ trước nhưng nên in ra giấy để thuận tiện cho người xem và thể hiện tác phong chuyên nghiệp. Những giấy tờ và tài liệu bạn cần mang theo là gì? Nếu nhà tuyển dụng không có yêu cầu thì bạn nên chuẩn bị trước sơ yếu lý lịch hay CV có tóm tắt đầy đủ thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.
Đặc biệt, hãy chắc chắn rằng những thứ bạn mang theo khi đi phỏng vấn có thể cất gọn vào trong túi hoặc trên tay. Tránh việc bạn trông luộm thuộm, thiếu ngăn nắp với hàng tá đồ không cần thiết như áo khoác, túi đồ các thể loại…
Một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đánh giá tác phong làm việc của bạn. Bạn nên đến 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu, kiểm tra lại trang phục và diện mạo trong phòng chờ. Nếu bạn chỉ chuẩn bị để đến vừa kịp giờ thì khi xảy ra sự cố bất ngờ như xe hỏng, quần áo bị dơ, lạc đường,...bạn sẽ không đủ thời gian để xử lý.
Lỗi cơ bản nhưng rất nhiều ứng viên gặp phải, hoặc có lẽ do quá đơn giản nên thường bị bỏ qua trong khi chuẩn bị đi phỏng vấn. Bạn có thể tắt chuông hay chuyển sang chế độ rung trong lúc phỏng vấn và mở lại chuông sau đó. Việc này tránh làm buổi phỏng vấn bị ngắt quãng do ảnh hưởng từ phía bạn, đây thật sự là một hành động không được lịch sự khi nhà tuyển dụng đang nghiêm túc dành thời gian cho bạn.
Tìm hiểu và đặt ra những câu hỏi có thể có trong buổi phỏng vấn và tập trả lời chúng trước gương hoặc người thân của mình. Tốt nhất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người có kinh nghiệm và chuyên môn.
Họ sẽ có những nhận xét sát với câu trả lời. Nhờ đó, bạn biết được mình có thể cải thiện điểm nào và cho lời khuyên thay đổi câu trả lời phù hợp.
Có thể bạn không biết nhưng ngôn ngữ cơ thể khi phỏng vấn tiết lộ khá nhiều về bạn. Các nhà tuyển dụng kinh nghiệm sẽ “đọc vị” được điều này thông qua những cử chỉ như nắm vạt áo; hai tay đan vào nhau siết chặt hoặc ngồi rung đùi; v.v. Hãy luyện tập sử dụng ngôn ngữ cơ thể đồng thời với việc luyện tập trả lời câu hỏi để đảm bảo nhất quán trong lời nói và cử chỉ sao cho gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng
Sự hào hứng khi kể về công việc; những dự định của bản thân ở môi trường mới và tinh thần sẵn sàng học hỏi… là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ở ứng viên. Điều này không chỉ tốt cho tổ chức mà còn tốt cho chính bạn. Hãy nhớ rằng, nếu bạn không yêu thích và đam mê công việc, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt việc được giao
Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên biết đặt câu hỏi thông minh điều này chứng tỏ bạn đã có tìm hiểu trước về công ty và luôn lắng nghe họ xuyên suốt buổi phỏng vấn. Đặt những câu hỏi khôn ngoan cũng là một trong những cách để bạn nổi bật trong vòng phỏng vấn, làm tăng cơ hội nhận được lời mời làm việc từ công ty tiềm năng.
Hành động nhỏ nhưng lại giúp bạn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể gửi lời cảm ơn trực tiếp khi hoàn thành bài phỏng vấn hoặc gửi thư qua email.
Hãy gửi mail cảm ơn để thể hiện tác phong chuyên nghiệp đồng thời cũng là sự trân trọng với cơ hội làm việc lần này. Nếu sau một tuần bạn chưa nhận được sự hồi âm, hãy gọi điện lại trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng.
Mỗi cuộc phỏng vấn đều đem lại cho bạn những kinh nghiệm bổ ích. Ngay cả khi bạn không phù hợp với vị trí lần này thì chắc chắn bạn cũng để lại được cho nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt đẹp và thoải mái khi nói chuyện với bạn. Chắc chắn rằng cuộc phỏng vấn kế tiếp bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn và bớt căng thẳng hơn.
Hy vọng, những chia sẻ của HRhientai sẽ giúp bạn tự tin và hoàn thiện bản thân hơn. Chúc bạn nắm bắt những cơ hội mới và thành công trên chặng đường sắp tới.
Tác giả: content
Ý kiến bạn đọc