HR Hiền tài - Kênh cung cấp nguồn nhân lực nhanh và chất lượng nhất Việt Nam

Gen Z muốn làm sếp, nhưng không cần nhân viên

Theo khảo sát, gần một nửa các bạn trẻ thế hệ Z (sinh sau năm 1997) muốn kiếm tiền nhờ tự làm chủ công việc của mình, thay vì làm nhân viên ở công ty.

Một khảo sát gần đây cho thấy các bạn trẻ thế hệ gen Z (sinh sau năm 1997) có xu hướng khởi nghiệp thay vì trở thành nhân sự cho một tổ chức cố định. Trên các nền tảng mạng xã hội, chúng ta đã chứng kiến sự đổ bộ của các nhà sáng tạo nội dung thuộc thế hệ này. 

Gen Z muốn làm sếp, nhưng không cần nhân viên
Gen Z muốn làm sếp, nhưng không cần nhân viên

Chạy theo xu hướng 

Thậm chí sau đại dịch, trở thành một người có ảnh hưởng (Influencer)/ KOL vẫn là một công việc được nhiều các bạn trẻ gen Z mong muốn bởi sự linh hoạt trong thời gian và khả năng tự chủ tài chính.

Theo nghiên cứu của Adobe, trong khi thế hệ Millennials (sinh trong khoảng 1981-1996) đang làm thêm nghề tay trái bên cạnh công việc chính, Gen Z tập trung biến những dự án cá nhân thành sự nghiệp. Thậm chí, nhiều trung tâm và các khóa đào tạo về sáng tạo trên nền tảng mạng xã hội liên tục được tổ chức và đón nhận rất nhiều các học viên.  

Rủi ro tiềm tàng trong sản xuất nội dung số

Những nhà sáng tạo nội dung kiếm được trung bình khoảng 61 USD/giờ, theo Adobe. Nếu làm 40 giờ/tuần, Adobe ước tính công việc này sẽ tạo ra khoản thu nhập 122.000 USD/năm. Với influencer, mức trung bình là 81 USD/giờ, tức khoảng 162.000 USD/năm nếu làm toàn thời gian.

Tuy nhiên, đa số những người tham gia khảo sát của Adobe đều không làm đủ 40 giờ/tuần. Những người sáng tạo nội dung dành trung bình 9 giờ/tuần làm việc, còn influencer là khoảng 15 giờ/tuần.

Công chúng thường nghĩ rằng những nhà sáng tạo nội dung và influencer với hơn 10.000 người theo dõi sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, thực tế lại không hề màu hồng như chúng ta đã nghĩ. Với những nhà sáng tạo nội dung toàn thời gian, chỉ khoảng 12% kiếm được hơn 50.000 USD/năm, theo khảo sát toàn cầu vào tháng 4 với 9.500 người tham gia. Trong khi đó, mức sống ở Manhattan, New York (Mỹ) là gần 53.000 USD/năm.

Một số nhà sáng tạo nội dung và influencer có thể tình cờ nổi tiếng, nhưng số khác phải mất rất nhiều thời gian làm việc không công để xây dựng lượng theo dõi ổn định, theo bà Bruneteau.

“Cần rất nhiều công sức để làm ra nội dung hàng ngày, nhất là dạng video. Có những người sản xuất nội dung miễn phí hàng năm trời trước khi bắt đầu có lợi nhuận. Công việc này cần ít nhất 2 năm để hòa vốn”, bà nói. Họ có thể phải sản xuất nội dung miễn phí hàng năm trời trước khi thấy lợi nhuận.

Ngay cả với lượng khán giả lớn, việc kiếm tiền từ nội dung cũng không dễ dàng. Influencer cần biết đánh giá thương hiệu cá nhân để giới thiệu tới các nhãn hàng và thiết lập quan hệ đối tác. Những nhà sáng tạo nội dung thường phải làm việc để có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, gồm quảng cáo, bán hàng, hội thảo và các lớp học.

Tejas Hullur (21 tuổi) hiện là influencer ở New York (Mỹ). Sau khi đăng tải trên mạng xã hội về tiền mã hóa (cryptocurrency) và tài chính trong năm 2020, Hullur nổi lên hẳn nhờ những video về chính ngành công nghiệp sáng tạo nội dung.

Như nhiều người khác trong ngành, Hullur phải nhanh chóng đa dạng hóa nguồn thu nhập sau khi số tiền từ việc hợp tác với các thương hiệu trở nên bất ổn.

Dù vậy, sự khó đoán trước của nguồn thu nhập khiến việc lên kế hoạch rất khó khăn, nhất là với tình cảnh kinh tế suy thoái đang đe dọa ngân sách marketing của các công ty. Tuổi thọ của nghề influencer cũng là một vấn đề. Sự nổi tiếng trên mạng cùng những lợi nhuận đi kèm sẽ không kéo dài mãi mãi.

“Khi nổi lên, bạn có thể cảm thấy như mình ở trên đỉnh cao thế giới. Tuy nhiên, số TikToker nổi tiếng vào năm 2020 mà vẫn có thể kiếm tiền từ việc sáng tạo nội dung đến nay chỉ ở dưới 5%. Đây là một công việc rất bấp bênh”, Hullur nhận xét.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây