HR Hiền tài - Kênh cung cấp nguồn nhân lực nhanh và chất lượng nhất Việt Nam

Làm sao để nâng cao trải nghiệm tuyển dụng?

Ở những năm gần đây, các ứng viên có nhiều lựa chọn công việc hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với nhà tuyển dụng là thiết kế trải nghiệm cho nhân viên nhằm thu hút ứng viên, giữ chân họ và tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Trong đó, cần suy nghĩ kỹ về các quy trình, công cụ và nguồn lực đi vào mọi giai đoạn của trải nghiệm nhân viên. Trong bài đăng này là hướng dẫn về các mẹo cho từng giai đoạn quan trọng để nâng cao trải nghiệm tuyển dụng của doanh nghiệp.
Làm sao để nâng cao trải nghiệm tuyển dụng?
Làm sao để nâng cao trải nghiệm tuyển dụng?

Tăng nhận diện thương hiệu

Đây là thời điểm các ứng viên lần đầu tiên tiếp xúc với một tổ chức. Ở giai đoạn này, nhân viên cần phải có ấn tượng tích cực ngay từ thời điểm phỏng vấn. Nếu chúng ta không thể đưa ra những thông tin đầy đủ, ứng viên sẽ có xu hướng tìm cơ hội khác hoặc chính tổ chức bạn phải chịu tổn thất vì không tìm ra người phù hợp.

Hãy chắc rằng tổ chức của bạn:
  • Sở hữu một trang web có đầy đủ thông tin và các hình ảnh về doanh nghiệp
  • Thường xuyên có mặt và chia sẻ kiến thức trên mạng XH như LinkedIn và Facebook 
  • Tham gia các group tuyển dụng trên Facebook
  • Tăng cường sự hiện diện trên phương tiện truyền thông đại chúng 

Tối ưu mô tả công việc (JD)

Sau khi đã truyền thông về tổ chức, hãy chắc rằng đội ngũ Quản trị nhân sự (HR) đã thực hiện các tiêu chí sau:
  • Khớp nối với các phòng ban trong công ty để thiết kế một bản mô tả công việc chi tiết 
  • Viết mô tả công việc rõ ràng, tránh từ lóng, các từ ngữ viết tắt, các từ tiếng Anh (nếu tuyển vị trí dùng tiếng Việt)
  • Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu lan man hãy tập trung vào những tiêu chí cần có và thiết thực. Các chi tiết còn lại hãy để dành cho buổi phỏng vấn
  • Bản mô tả cần đưa thông tin về doanh nghiệp về văn hóa công ty khiến ứng viên có thể hiểu nhiều hơn ngay khi đọc bài
  • Trong trường hợp tuyển dụng qua website hãy chắc rằng các thông tin liên hệ được để đầy đủ gồm số điện thoại, địa chỉ email

Tăng tốc độ phản hồi

Hãy để ứng viên cảm thấy họ là một nhân tố quan trọng trong tổ chức và thể hiện tính chuyên nghiệp của công ty qua việc thông báo kịp thời, đúng thủ tục. Đừng ngần ngại giao tiếp và cung cấp kiến thức cho ứng viên bởi hãy nhớ rằng cho dù có nhiều thông tin chính thống, các bạn ấy vẫn chưa thể tìm hiểu hết văn hóa công ty và quy trình làm việc tại phòng ban mà họ ứng tuyển.

Một email xác nhận là điều không thể thiếu cho dù công ty có quyết định nhận một ứng viên vào làm nhân viên hay không. Hãy để các bạn sinh viên hoặc các nhân sự tiềm năng cảm thấy được tôn trọng khi thông báo họ một cách chính thức qua email và điện thoại. Hãy đảm bảo rằng thời gian để gửi email ít hơn 48h và chỉ được nhiều hơn trong trường hợp thông báo trong CV.

Đưa thông tin về buổi phỏng vấn thật chi tiết 

Buổi phỏng vấn là cơ hội tốt để thực sự tìm hiểu ứng viên của bạn và đánh giá xem họ có phù hợp với công việc hay không. Đây cũng là cơ hội để ứng viên tìm hiểu thêm về tổ chức. Để nâng cao trải nghiệm cho ứng viên cần đưa thông tin đầy đủ về buổi phỏng vấn trong email xác nhận trúng tuyển, bao gồm:
  • Số người phỏng vấn, phương thức phỏng vấn (ví dụ: với phỏng vấn online thì dùng Zoom và thời gian họp…)
  • Thời gian buổi phỏng vấn
  • Nếu là vị trí sáng tạo cho doanh nghiệp hãy yêu cầu thông tin về portfolio hoặc các ấn phẩm được thực hiện trước đây
  • Hướng dẫn lối vào công ty (ví dụ: yêu cầu check in ở bàn lễ tân, cần xuất trình chứng minh thư, vị trí lối vào thang máy) 

Tạo không khí một buổi phỏng vấn chuyên nghiệp

  • Hãy chắc rằng HR hoặc bộ phận phỏng vấn đã tìm hiểu rõ về ứng viên tránh trường hợp người phỏng vấn nhận được thông tin của người dự tuyển quá muộn tạo cảm giác xa lạ khi phỏng vấn
  • Thông báo thời gian và địa điểm cụ thể tránh việc ứng viên ngồi chờ quá lâu đợi đến lượt. Nếu là hình thức online hãy chắc rằng link phỏng vấn được gửi tới trước giờ phỏng vấn
  • Câu hỏi đừng chỉ xuất phát từ một phía, hãy để ứng viên có cơ hội được đưa ra những thắc mắc của mình liên quan tới công việc và doanh nghiệp
  • Hãy yêu cầu feedback của ứng viên một cách lịch sự qua email để tổ chức có thể làm tốt hơn ở những phiên phỏng vấn sau

Tác giả: seo.admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây