Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một bước tiến quan trọng, giúp doanh nghiệp không chỉ đạt được sự tăng trưởng doanh thu mà còn xây dựng một bản sắc riêng để thể hiện hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng và đối tác. Cùng HR Hiền Tài tìm hiểu 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và phổ biến, áp dụng tại Việt Nam trong bài viết sau.
Văn hóa doanh nghiệp từ lâu đã đại diện cho các giá trị và truyền thống, kiểm soát toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của tất cả nhân viên trong công ty. Bởi vậy việc xây dựng văn hóa công ty ngày nay đã chuyển dịch để tập trung chủ yếu vào con người - là trung tâm của mọi giai đoạn trong kinh tế thị trường.
Để hiểu rõ về Văn hóa doanh nghiệp là gì, bạn có thể tham khảo bài viết Văn hóa doanh nghiệp là gì và 5 bước xây dựng bền vững mà HR Hiền Tài chia sẻ.
Trên khắp thế giới, đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp phát triển vượt bậc nhờ xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp. Trong đó cũng có những doanh nghiệp gặp khó khăn khi không tạo được môi trường làm việc thúc đẩy hiệu suất của nhân viên.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, người lãnh đạo cần tìm ra một hướng đi rõ ràng và đặt ra mục tiêu cụ thể. Đồng thời, họ cũng nên học hỏi từ những người đi trước để tạo ra con đường phù hợp với riêng mình.
Dưới đây là 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu có thể được các nhà quản trị tham khảo và áp dụng trong quá trình xây dựng văn hóa công ty mà HR Hiền Tài tổng hợp.
Mô hình tháp Eiffel tập trung vào thứ bậc và nhiệm vụ, được xem như một tòa tháp đa tầng, trong đó từng tầng có nhiệm vụ riêng biệt cho từng nhân viên theo cấp bậc từ trên xuống dưới. Các nhà lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm điều phối và triển khai công việc dựa trên hiệu suất của nhân viên.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp này có ưu điểm là sự đồng nhất trong hệ thống quy tắc và chính sách, giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình này là tính khô khan, không tạo ra cảm hứng trong công việc vì sự tập trung vào việc hoàn thành KPIs và hiệu suất công việc hàng ngày.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng tương tự như một cái lò ấp trứng, tập trung vào sự bình đẳng và con người. Trong mô hình này, nhân viên được khuyến khích sáng tạo và tự do phát triển toàn diện mà không bị ràng buộc hay ép buộc theo bất kỳ hình thức nào. Đây là một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp năng động, yêu thích cạnh tranh và có mục tiêu duy nhất là xây dựng danh tiếng và thành công.
Đây là mô hình văn hóa doanh nghiệp tập trung vào sự phân cấp và con người. Trong mô hình này, người lãnh đạo được coi như chủ một gia đình, có trách nhiệm chăm sóc cho nhân viên của công ty và yêu cầu sự trung thành từ tất cả mọi người. Những cá nhân giàu kinh nghiệm và tuổi tác sẽ có quyền quyết định và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.
Mô hình này có ưu điểm là tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân trong công ty thông qua lòng trung thành và văn hóa, từ đó tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân viên và khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của văn hóa gia đình này là khi doanh nghiệp phát triển lớn, việc quản lý trở nên khó khăn hơn.
Mô hình tên lửa dẫn đường tập trung vào nhiệm vụ và phân quyền. Mục tiêu của mô hình này là tạo ra một môi trường công việc bình đẳng, sáng tạo và định hướng phát triển cho nhân viên. Mô hình này đặc biệt chú trọng vào sự sáng tạo và đổi mới, nhằm mang lại nguồn lực mới cho công ty trong dài hạn. Tuy nhiên, khi triển khai mô hình này, các nhà lãnh đạo cần chú ý đến vấn đề văn hóa thị trường có thể xảy ra.
4 mô hình văn hóa doanh nghiệp áp dụng thực tế hiện nay trong các doanh nghiệp không đơn thuần tách rời nhau mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố tích cực tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thù của doanh nghiệp. Và thành quả gặt hái được chính là sự thành công của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên nhớ vấn đề cốt lõi đó là lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa cho phù hợp. Đặc biệt cần chú ý thay đổi văn hóa doanh nghiệp đúng lúc đúng thời điểm với những công ty hoạt động lâu năm, lộ trình văn hóa lạc hậu, không còn áp dụng được trong thời hiện đại và nhân viên làm việc không có tư duy sáng tạo.
Sau đây HR Hiền Tài chia sẻ tới bạn: Hướng dẫn cách thay đổi văn hóa doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Để đạt thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tầm nhìn và tích cách của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Một nhà quản trị xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh phải có khả năng xác định được hướng đi, truyền tải thông điệp và áp dụng các mô hình văn hóa doanh nghiệp nổi bật để tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và tích cực.
Tác giả: seo.admin
Ý kiến bạn đọc